Thiết kế, cấu hình và nền tảng của nhiều
thiết bị lai giữa laptop và máy tính bảng đang bị đánh giá là không tốt
cho một mục đích nào.
Các
nhà sản xuất đã rất nhanh nhạy khi nắm được tâm lý người dùng mong muốn
một chiếc laptop có thể chuyển linh hoạt thành máy tính bảng và ngược
lại. Nhưng sau gần hai năm xuất hiện trên thị trường, các thiết bị lai
này vẫn chưa tìm được tiếng nói chung với người sử dụng.
![]() |
Nhiều thiết bị lai ra mắt trong năm 2012 và dự báo sẽ là tâm điểm của thị trường 2013. |
Năm 2011, các mẫu máy tính bảng chạy Android được bổ sung bàn phím đã
ra đời, với sự góp mặt của Asus Slider SL 101 thiết kế trượt và Asus Transfomer Tab màn hình rời. Năm 2012, thị trường tablet lai càng phong phú với sự ra mắt của Windows RT với các đại diện như Lenovo Ideapad Yoga 11 sử dụng màn hình xoay hay Microsoft Surface
có bàn phím đồng thời là bộ vỏ (case). Kế đến, không thể không nhắc đến
loạt laptop biến hình với các kiểu màn hình xoay, lật, trượt và hai màn
hình như Lenovo Thinkpad Twist, Sony Vaio Duo 11, Toshiba Satellite U920T, Dell XPS Duo 12 hay Asus Taichi…
Dù mẫu mã, cấu hình đa dạng, cảm nhận chung của nhiều người dùng vẫn là
khó chọn. “Nhìn chung các thiết kế không tốt cho một một mục đích nào”,
anh Xuân Toản (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định.
Với các mẫu máy tính bảng Android kèm bàn phím, nhiều người cho rằng
tuy có giá mềm nhưng các ứng dụng phục vụ công việc lại không nhiều, do
đó nhu cầu sử dụng bàn phím không cao. Chị Thanh Huyền (Xuân Đỉnh, Hà
Nội) đang sử dụng chiếc Asus Slider (chạy Android) cho biết lúc đầu chị
mua vì thấy thiết kế hay hay, có thể mang đi làm việc như một notebook
và cho con chơi như một máy tính bảng. Nhưng thực tế sử dụng chị lại
thấy bất tiện vì kèm bàn phím nên thiết bị này nếu làm máy tính bảng thì
hơi dày và nặng, trong khi máy chạy trên nền tảng Android nên chủ yếu
chỉ để giải trí, rất ít ứng dụng dùng được cho công việc.
Nổi bật trong các thiết kế lai phải kể đến Lenovo Ideapad Yoga 11 với
màn hình vừa xoay, lật rất linh hoạt, cho phép dùng được trong nhiều
hoàn cảnh cả công việc lẫn giải trí nhưng lại chạy trên nền tảng hệ điều
hành Windows RT (vốn rất ít ứng dụng) và chip ARM làm giới hạn khả năng
xử lý của thiết bị này. Đây cũng là băn khoăn chung của nhiều người
dùng khi cân nhắc thiết bị chạy hệ điều hành Windows RT vì hệ sinh thái,
kho ứng dụng cho Windows RT rất ít. Chưa kể, giá của Lenovo Yoga
Ideapad hiện khá cao (gần 20 triệu đồng) so với cấu hình sử dụng chip
ARM của thiết bị này. Nhận định về giá của Yoga Ideapad, có người đã so
sánh: 20 triệu đồng có thể mua một iPad và một laptop. Do đó, chiếc
tablet lai chạy Windows RT này dự đoán sẽ rất khó tìm chỗ đứng trên thị
trường.
Với các laptop biến hình, do cấu hình mạnh hơn nên nhu cầu người mua
chủ yếu vẫn dành cho mục đích phục vụ công việc nhiều hơn giải trí.
Nhưng các mẫu hiện tại như Sony Vaio bị chê bàn phím quá nhỏ trong khi
Dell XPS Duo 12 khá hay khi làm việc nhưng lại bị chê nặng nếu sử dụng ở
tính năng máy tính bảng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đăng nhận xét